Phối hợp đào tạo thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh.

I. CƠ SỞ THỰC HÀNH

1. Trường Cao đẳng Y – Dược Lê Hữu Trác  đã ký hợp đồng nguyên tắc về đào tạo thực hành, thực tập chuyên môn tại các cơ sở đủ điều kiện là cơ sở thực hành, thực tập, như: Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hòa Bình, Trung tâm Y tế thành phố Hòa Bình, Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi; Phòng Khám sản phụ khoa, Công ty Cổ phần siêu thị thuốc Việt, Công ty TNHH Đầu tư Dược Mỹ phẩm Trọng Tín, Bệnh viện đa khoa Thanh Trì (Hà Nội); Trạm Y tế các xã: Vĩnh Hồng, Hợp Tiến, Kim Lập, Kim Bôi, Nam Thương, Xuân Thủy, Thị trấn Bo thuộc huyện Kim Bôi, Hòa Bình.

II. CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO THỰC HÀNH

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THỰC HÀNH, THỰC TẬP LÂM SÀNG NGÀNH/NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG

(Căn cứ theo Quyết định ban hành Chương trình đào tạo

số 107/QĐ-YDLHT ngày 16/5/2022)

      1. TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ HÒA BÌNH

(Kèm theo Hợp đồng nguyên tắc về đào tạo thực hành số: 129/HĐTH-TTYT ngày 27/4/2022)

     2. BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH HÒA BÌNH

(Kèm theo Hợp đồng nguyên tắc về đào tạo thực hành số: 357/HĐTH-YHCT ngày 27/4/2022)

 

Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Trường Cao đẳng Y – Dược Lê Hữu Trác

Tên ngành, nghề:                Điều dưỡng

Mã ngành, nghề:                 6720301

Trình độ đào tạo:               Cao đẳng

Địa điểm học thực hành, thực tập: Trung tâm Y tế Thành phố Hòa Bình và Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hòa Bình

Thời gian học thực hành, thực tập:        1205 giờ

  1. Mục tiêu đào tạo (mục tiêu về kỹ năng)

– Thực hiện được các kỹ năng đón tiếp người bệnh vào viện, chuyển viện, chuyển khoa, ra viện;

– Ghi chép được hồ sơ, giấy tờ liên quan theo đúng quy định

– Thực hiện được đầy đủ và thành thạo các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng cơ bản và thực hiện được một số kỹ thuật điều dưỡng phức tạp của chuyên khoa theo sự phân công của điều dưỡng phụ trách;

– Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của bác sỹ, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý;

– Thực hiện được việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp bệnh nặng, tai nạn;

– Lấy được các bệnh phẩm xét nghiệm theo y lệnh.

– Đảm bảo chất lượng chăm sóc toàn diện ổn định và liên tục;

– Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng, thông tin giao tiếp với người bệnh, đồng nghiệp và cộng đồng phù hợp với văn hoá;

– Có kỹ năng sử dụng thuốc hợp lý, an toàn;

Áp dụng Y học cổ truyền trong công tác chăm sóc, phòng và chữa bệnh;

  1. Nội dung và thời gian thực hành, thực tập

– Số lượng mô đun, môn học thực hành, thực tập: 17

– Thời lượng các mô đun, môn học: 1105 (giờ)

– Tỷ lệ thời gian thực hiện so với thời lượng thực hành tại tất cả các cơ sở thực hành ngoài trường[1]:  ….. %

  1. Danh mục số lượng, thời lượng mô đun, môn học thực hành, thực tập
Mã MH/MĐ[2] Tên môn học/mô đun Thời lượng Ghi chú
Tín chỉ Số giờ
MĐ20 CSSK Người lớn bệnh nội khoa 2 90
MĐ21 CSSK Người lớn bệnh Ngoại khoa 2 90
MĐ22 CSSK phụ nữ,bà mẹ và gia đình 2 90
MĐ23 CSSK trẻ em 1 45
MĐ24 Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực 1 45
MĐ25 Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm 1 45
MĐ26 CSSK người bệnh cao tuổi 1 45
MĐ28 CSSK Người lớn bệnh nội khoa nâng cao 1 45
MĐ29 CSSK Người lớn bệnh Ngoại khoa nâng cao 1 45
MĐ30 CSSK phụ nữ, bà mẹ và gia đình nâng cao 1 45
MĐ31 CSSK trẻ em nâng cao 1 45
MĐ32 Y học cổ truyền 1 45
MĐ33 Phục hồi chức năng 1 45
MĐ34 Chăm sóc người bệnh chuyên khoa 1 45
MĐ35 CSSK người bệnh tâm thần 1 45
MĐ36 CSSK cộng đồng 2 115
MĐ37 Thực tập tốt nghiệp 4 180
Tổng cộng 24 1105
  1. Kế hoạch đào tạo thực hành, thực tập
Mã MH, MĐ Tên học phần Số tín chỉ Thời gian học tập (giờ)
Tổng số Trong đó Phân bố theo học kỳ
TTLS KT HK3 HK4 HK5 HK6
MĐ20 CSSK Người lớn bệnh nội khoa 2 90 88 2 90
MĐ21 CSSK Người lớn bệnh Ngoại khoa 2 90 88 2 90
MĐ22 CSSK phụ nữ, bà mẹ và gia đình 2 90 88 2 90
MĐ23 CSSK trẻ em 1 45 44 1 45
MĐ24 Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực 1 45 44 1 45
MĐ25 Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm 1 45 44 1 45
MĐ26 CSSK người bệnh cao tuổi 1 45 44 1 45
MĐ28 CSSK Người lớn bệnh nội khoa nâng cao 1 45 44 1 45
MĐ29 CSSK Người lớn bệnh Ngoại khoa nâng cao 1 45 44 1 45
MĐ30 CSSK phụ nữ,bà mẹ và gia đình nâng cao 1 45 44 1 45
MĐ31 CSSK trẻ em nâng cao 1 45 44 1 45
MĐ32 Y học cổ truyền 1 45 44 1 45
MĐ33 Phục hồi chức năng 1 45 44 1 45
MĐ34 Chăm sóc người bệnh chuyên khoa 1 45 44 1 45
MĐ35 CSSK người bệnh tâm thần 1 45 44 1 45
MĐ36 CSSK cộng đồng 2 115 115 BC 115
MĐ37 Thực tập tốt nghiệp 4 180 180 BC 180
Tổng cộng 24 1105 1087 18 315 270 180 340

[1] Thời lượng thực hành tại các cơ sở thực hành ngoài trường là tổng thời gian thực hành tại các cơ sở thực hành khác nhau của Trường đối với 01 ngành, nghề.

[2] Mã mô đun, môn học: Sử dụng ký hiệu trong chương trình đào tạo do Nhà trường xây dựng, ban hành.

 

 

 

HIỆU TRƯỞNG

 (Đã ký)

 TS. Nguyễn Hồng Hải

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THỰC HÀNH, THỰC TẬP LÂM SÀNG NGÀNH, NGHỀ CAO ĐẲNG DƯỢC

(Căn cứ theo Quyết định ban hành Chương trình đào tạo

số 107/QĐ-YDLHT ngày 16/5/2022)

  1. TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ HÒA BÌNH

(Kèm theo Hợp đồng nguyên tắc về đào tạo thực hành số: 129/HĐTH-TTYT ngày 27/4/2022)

  1. BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH HÒA BÌNH

(Kèm theo Hợp đồng nguyên tắc về đào tạo thực hành số: 357/HĐTH-YHCT ngày 27/4/2022)

  1. CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM ANH PHƯƠNG

(Kèm theo Hợp đồng nguyên tắc về đào tạo thực hành số:16/HĐTH ngày 28/02/2022)

Tên ngành                    : Dược  

Mã ngành, nghề           : 6720201

Trình độ đào tạo          : Cao đẳng

Hình thức đào tạo        : Chính quy

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo người Dược sĩ trình độ cao đẳng có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, sử dụng và bảo quản thuốc; Xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng thuốc tại các cơ sở y tế và cộng đồng. Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ đúng đắn, tinh thần trách nhiệm cao, tác phong thận trọng và chính xác; Có khả năng tham gia tổ chức và quản lý hoạt động ngành, nghiên cứu khoa học và tự học vươn lên.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về kỹ năng

1.2.1.1. Kỹ năng nghề nghiệp

Thực hiện được những năng lực thực hành cơ bản của người Dược sĩ trình độ cao đẳng trong sử dụng và bảo quản thuốc an toàn, hợp lý tại các cơ sở y tế. Xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng thuốc tại cộng đồng. Tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi ngành Dược.

1.2.1.2. Kỹ năng mềm

– Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng điều khiển phân công làm việc nhóm. Thực hiện được vai trò của người Dược sĩ tại các cơ sở y tế .

– Kỹ năng giao tiếp y khoa và giao tiếp xã hội, thực hiện đúng các giao tiếp ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại cơ sở y tế theo thông tư 07/2014/TT-BYT của Bộ Y tế.

-Trình độ ngoại ngữ: Có trình độ ngoại ngữ theo quy định của Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/04/2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam.

– Trình độ tin học: Có trình độ tin học theo quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/04/2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

1.2.2. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

– Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh. Trung thực, khách quan, thận trọng trong thực hiện các công việc chuyên môn.

– Khiêm tốn học tập, quan hệ và hợp tác tốt với đồng nghiệp. Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.

  1. Cấu trúc kiến thức và kế hoạch chương trình thực hành
STT Tên môn học Số tín chỉ Thời gian học tập (giờ) Thời gian thực hiện
Tổng số Trong đó
Thực hành bệnh viện Kiểm tra
1 Tổ chức quản lý và Pháp chế Dược 2 75 74 1+BC Học kỳ 4
2 Thực tế ngành và thực tập nghề nghiệp (Nhà thuốc/Công ty Dược/Khoa Dược Bệnh viện) 10 450 450 BC Học kỳ 6
Tổng cộng 10 524 450 1+ 2BC
  1. Thời gian

– Học sinh – sinh viên đi thực tập từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

+ Buổi sáng: Từ 7 giờ 30 – 11 giờ 30.

+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 – 17 giờ 00.

– Tham gia trực đêm tại khoa theo sự phân công của Khoa và Bộ môn.

– Lịch nghỉ hè, tết, các ngày lễ theo quy định của Nhà nước và kế hoạch của Nhà trường.

  1. Nhiệm vụ của giáo viên và sinh viên

4.1. Nhiệm vụ của giáo viên

Nhà giáo hướng dẫn thực hành bao gồm nhà giáo của Trường Cao đẳng Y – Dược Lê Hữu Trác được phân công hướng dẫn thực hành tại cơ sở thực hành và nhà giáo thỉnh giảng của cơ sở thực hành tham gia hướng dẫn thực hành cho sinh viên của Trường Cao đẳng Y – Dược Lê Hữu Trác.

4.1.1. Nhiệm vụ của nhà giáo hướng dẫn thực hành của Trường Cao đẳng Y – Dược Lê Hữu Trác:         

– Cùng với cố vấn học tập lập danh sách nhóm sinh viên thực hành, cung cấp kế hoạch dạy/học và hướng dẫn tổ trưởng cách tổ chức thực hành.

– Phổ biến kế hoạch dạy/học và nội quy khoa phòng cho sinh viên.

– Phân công học sinh sinh viên vào các khoa điều trị.

– Liên hệ với giảng viên thỉnh giảng để giảng dạy các nội dung mời thỉnh giảng.

– Giảng dạy theo sự phân công của trưởng/phó Bộ môn.

– Phối hợp với nhà giáo thỉnh giảng của cơ sở thực hành để quản lý và đánh giá sinh viên theo quy định.

– Tham gia hoạt động chuyên môn tại khoa, phòng của Trung tâm y tế khi đủ điều kiện và được sự đồng ý của cơ sở thực hành.

4.1.2. Nhiệm vụ của nhà giáo hướng dẫn thực hành của cơ sở thực hành:

– Cùng với nhà giáo của Trường Cao đẳng Y – Dược Lê Hữu Trác phổ biến kế hoạch dạy/học và nội quy khoa phòng cho sinh viên.

– Phối hợp với nhà giáo của Trường Cao đẳng Y – Dược Lê Hữu Trác để hướng dẫn thực hành, quản lý và đánh giá sinh viên theo quy định.

4.2. Nhiệm vụ của sinh viên

4.2.1. Nhiệm vụ của sinh viên:

– Mặc trang phục đúng quy định (đồng phục ngành y tế, mũ, khẩu trang, đeo thẻ sinh viên khi thực tập).

– Thực hiện tốt nội quy của khoa và bệnh viện.

– Thực hiện đầy đủ nội dung chương trình đào tạo thực hành (mục 2).

– Sinh viên được các giáo viên đánh giá, cho điểm thực tập theo Thông tư số 04/2022/TT-BLĐTB-XH ngày 30/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

– Giữ gìn tài sản của khoa, phòng, trung tâm y tế.

4.2.2. Nhiệm vụ của trưởng nhóm lâm sàng:

– Nhận bảng kế hoạch thực tập lâm sàng từ giáo viên chủ nhiệm và liên hệ với giảng viên bộ môn hoặc giảng viên thỉnh giảng để được giảng các nội dung theo kế hoạch, ghi đầy đủ họ, tên của giảng viên giảng dạy, ngày dạy/học và ký xác nhận nội dung đó được dạy/học trong bảng kế hoạch.

– Cuối đợt thực tập nhóm trưởng nộp bảng kế hoạch dạy/học có đầy đủ họ & tên của giảng viên, ngày dạy/học và chữ ký xác nhận của sinh viên về phòng Đào tạo.

Thực hiện chấm công cho tổ viên hàng ngày đầy đủ, chính xác và có xác nhận của giáo viên bộ môn.

   5. Lượng giá, đánh giá

– Căn cứ chỉ tiêu tay nghề nhà trường phối hợp với bệnh viện giảng dạy, hướng dẫn, lượng giá, đánh giá sinh viên qua thực tế để thực hiện kỹ năng nghề nghiệp.

– Các nội dung lượng giá, đánh giá được cụ thể hóa trong từng môn học.

 

HIỆU TRƯỞNG

 (Đã ký)

 TS. Nguyễn Hồng Hải

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng ký xét tuyển

    Đăng ký xét tuyển
    Lưu ý: Các ô có dấu (*) bắt buộc phải điền đầy đủ
    Tư vấn - Hỏi đáp Gọi ngay Đăng ký xét tuyển